Advertise

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Tác hại trái đất đang nóng lên

0 nhận xét
Ấm lên toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên trái đất tăng lên. Trong thế kỷ 20, theo nghiên cứu thì nhiệt độ trái đất tăng từ 0,2 – 0,60C, tiếp tục trong suốt thế kỷ 21 này, theo dự đoán của các nhà khoa học thì nhiệt độ của trái đất có thể sẽ tăng từ 1,1 – 6,40 C. Các cuộc nghiên cứu về hiện tượng ấm lên của trái đất thường đặt mốc thời gian cho đến năm 2100, tuy nhiên những kết quả khảo sát cho thấy hiện tượng ấm dần lên của trái đất vẫn tiếp tục sau năm 2100 dù cho con người có ngừng thải khí độc hại gây hiệu ứng nhà kính đi chăng nữa.

Thực chất, không phải chỉ từ khi các nhà máy công nghiệp xuất hiện và thải khí thải ra môi trường thì mới có hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Hiện tượng này đã xuất hiện trước đó rất lâu và hoàn toàn do tự nhiên. Những chất khí có sẵn trong bầu khí quyển như mê-tan, dioxide cacbon, CO2 cũng như khối lượng nước khổng lồ từ các đại dương đã giữ nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời lại trong bầu khí quyển trái đất. Chính vì thế mà trái đất tự điều hòa được nhiệt độ và giữ cho hành tinh chúng ta ấm áp, bởi nếu không thì nhiệt độ sẽ thoát hết ra ngoài không gian và “giam” trái đất chúng ta trong nhiệt độ – 1000 C. Ở khía cạnh này thì hiệu ứng nhà kính có tác dụng tích cực.

Nhưng khi con người bước vào thời kỳ hiện đại hóa với các nhà máy công nghiệp mọc lên như nấm, tiêu thụ nhiều than, dầu mỏ và các nhiên liệu khác làm khí đốt, cộng thêm khí thải từ xe hơi, đã thải ra không khí một lượng CO2 quá lớn khiến tình trạng hiệu ứng nhà kính trở nên ngày càng nghiêm trọng.

Hiện tượng trái đất ấm dần lên tác động đến thiên nhiên và con người

Tình trạng ấm dần lên của trái đất tác động lớn đến thời tiết. Nhiệt độ tăng khiến băng ở Bắc Cực tan chảy, mực nước biển dâng lên, theo nghiên cứu thì mực nước biển vào năm 2090 – 2100 sẽ dâng cao 0,18 – 0,59m so với mực nước biển năm 1980 – 1999. Với tình trạng này, các tuyến giao thương đường thủy được mở rộng vì băng ở cực co lại. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể làm cho dòng muối nhiệt chậm lại, làm tăng cường độ các cơn bão (nhưng giảm tần suất), thời tiết sẽ trở nên khắc nghiệt hơn. Trái đất nóng dần lên khiến cho tầng ozone bị suy giảm, khí hậu thay đổi thất thường khiến ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, hơn thế nữa khí hậu thay đổi sẽ khiến phạm vi tồn tại của những vật chủ trung gian lây nhiều bệnh cũng thay đổi theo, tình trạng bệnh sẽ lây lan nhanh và rộng hơn, làm gia tăng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.

Khí CO2 trong không khí ngày càng nhiều sẽ làm tăng mức độ hấp thụ CO2 của đại dương. Nhiệt và khí dioxide cacbon bị giữ lại trong lòng đại dương có thể đến hàng trăm năm sau mới có thể thoát, điều này làm tăng độ PH trong nước biển, ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước và chắc chắn nhiều loài sinh vật cư ngụ trong lòng đại dương sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vì bị gián đoạn chuỗi thức ăn hoặc phải trải qua thời kỳ khó khăn để thích nghi với môi trường sống mới.

Dự đoán về nhiều loài vật có thể tuyệt chủng do hậu quả của hiện tượng trái đất nóng dần lên là hoàn toàn có căn cứ. Môi trường sống bị hủy hoại cộng thêm khí hậu thay đổi khiến cho ngay cả khả năng sống của thực vật và các khu rừng cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Nhiệt độ nóng dần lên khiến hiện tượng cháy rừng xảy ra thường xuyên, cây hít khí CO2 và nhả oxy, chính vì thế lại càng tạo nên một vòng luẩn quẩn khi oxy “tiếp sức” cho lửa và các đám cháy lại càng dữ dội hơn cũng như thải ra nhiều khí CO2 hơn.

Điều quan trọng nhất chính là hiện tượng ấm lên toàn cầu này ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và theo dự đoán thì cuộc sống con người sẽ rơi vào khủng hoảng. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, từ nay đến năm 2050, sẽ có khoảng 150 triệu người phải rời bỏ nơi sinh sống, tình trạng di cư cao sẽ ảnh hưởng đến an ninh của nhiều đất nước. Khả năng tranh chấp, chiến tranh và sự chênh lệch giàu nghèo sẽ khiến cho chúng ta gặp nhiều khó khăn. Nhưng trên hết chính là tình trạng sức khỏe của con người và các loại dịch bệnh cũng theo nhiệt độ của trái đất tăng lên mà biến đổi và trở nên nguy hiểm hơn nhiều.

Ảnh hưởng của hiện tượng trái đất ấm dần lên tới sức khỏe con người.

Tình trạng đói nghèo, bệnh tật còn trở nên nghiêm trọng hơn nếu con người không bảo vệ môi trường và khắc phục dần những hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra. Ảnh: Internet

1. Những bệnh như sốt xuất huyết và sốt rét trước đây quan niệm là bệnh ở xứ nhiệt đới sẽ chuyển lên phía bắc và trở thành phổ biến do nhiệt độ tăng.

2. Những đợt nắng nóng sẽ làm chết nhiều người hơn ở nhiều vùng hơn trên thế giới (đợt nắng nóng năm 2003 đã làm chết trên 70.000 ở Châu Âu).

3. Năng suất mùa màng sẽ giảm, dẫ tới mất an ninh lương thực. 800 triệu người phải làm quen với việc đi ngủ cùng chiếc dạ dày trống rỗng.

4. Nước khan hiếm dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày và suy dinh dưỡng tăng gấp bội.

5. Những thiên tai như lũ lụt rút nhanh do sự thay đổi bản đồ mưa và tan băng sẽ ngăn cản việc tiêu thoát nước đến bệnh tiêu chảy và nhiều bệnh tật khác.

6. Nhiều người ở thành phố sẽ lâm vào cảnh thiếu nhà ở, xuất hiện các khu nhà ổ chuột, những bất công về phúc lợi y tế, đặc biệt nguy hiểm khi có thiên tai, dịch bệnh.

Những tác động nguy hiểm của hiện tượng trái đất nóng dần lên đến cuộc sống con người chính là lời cảnh báo cũng như kêu gọi con người cần tập trung một cách nghiêm túc vào việc bảo vệ và hơn thế nữa cần phải cải thiện môi trường sống của chúng ta. Những biện pháp giữ gìn môi trường đơn giản như thay đổi cách thức sinh hoạt trong gia đình, tiết kiệm điện, nước, thay thế các loại khí đốt độc hại bằng những vật liệu ít độc hại hơn, sử dụng những sản phẩm phục vụ cho đời sống như các loại sữa tắm, xà bông, chất tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên cũng là cách mà mỗi người chúng ta góp phần bảo vệ tự nhiên cũng như bảo vệ cuộc sống. Những biện pháp khoa học hiện đại và ở tầm vĩ mô sẽ được các nhà khoa học cũng như chính phủ nghiên cứu và áp dụng. Với mỗi cá nhân chúng ta, cần tự bảo vệ cuộc sống và tương lai của các thế hệ sau bằng cách “sống xanh” ngay từ bây giờ.

(Theo webtretho)

Leave a Reply

 
Có thể bạn chưa biết những kiến thức cần khám phá Ì 2013 Liên hệ thông tin & NsTrung.