Advertise

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Đôi mắt cho biết sức khỏe bộ não mình

0 nhận xét
Đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn, mà còn có thể giúp chẩn đoán sức khỏe của não. Nhờ công nghệ “nhìn” qua sóng siêu âm, các chuyên gia xác định và theo dõi được sự phát triển của khối u và bệnh thoái hóa thần kinh.
Helen Danesh-Meyer, một chuyên gia phẫu thuật mắt của Đại học Y khoa Auckland (New Zealand) cho biết, não kết nối với mắt bằng một dây thần kinh thị giác. Vì thế khi não bị các bệnh đa xơ cứng, liệt rung hay mất trí nhớ tấn công, các tế bào dọc theo dây thần kinh và võng mạc cũng bị tổn thương. Trên thực tế, suy giảm thị lực là một trong các triệu chứng mắc bệnh thoái hóa thần kinh ở người.

Bằng chứng về mối liên hệ giữa tình trạng thoái hóa dây thần kinh thị giác và các bệnh thần kinh từng được phát hiện từ những năm cuối thập niên 80, song do không có thiết bị để đo những thay đổi ở võng mạc nên giới khoa học không thể tận dụng được phát hiện đó.

Mức độ chính xác của các thiết bị nhãn khoa ngày càng được cải thiện trong vài năm gần đây. Các nhà khoa học đã phát minh máy chụp hình võng mạc ba chiều (có khả năng chụp hình gai thị, lớp sợi thần kinh bằng tia laser) và máy quét phân cực bằng tia laser (sử dụng tia laser phân cực để đo dộ dày của lớp sợi thần kinh võng mạc).

Hiện nay cả hai thiết bị này được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh tăng nhãn áp (còn gọi là bệnh cườm nước). Đây là tình trạng tăng nhãn áp cao hơn mức bình thường do lượng thủy dịch được thải ra ngoài ít hơn lượng thủy dịch được sinh ra, gây tổn thương thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa.

Năm 2006, Helen Danesh-Meyer trở thành một trong những nhà khoa học đầu tiên sử dụng các thiết bị trên để nghiên cứu các bệnh thoái hóa thần kinh bằng cách theo dõi đĩa tế bào thần kinh. Trong một thử nghiệm với 40 bệnh nhân Alzheimer và 50 người khỏe mạnh, Helen phát hiện những người mắc bệnh có một vùng hình chiếc cốc trong đĩa thần kinh thị giác và độ dày của các sợi thần kinh trong đĩa ngày càng giảm.

Sau phát hiện của Helen, giới nghiên cứu có thêm nhiều thiết bị hiện đại hơn để phát hiện các thay đổi bất thường trong đĩa thần kinh thị giác để theo dõi tiến triển của các bệnh như Alzheimer, liệt rung, đa xơ cứng. Nhưng chỉ đến khi thiết bị chụp cắt lớp võng mạc ra đời thì người ta mới có công cụ chuẩn để điều trị bệnh tăng nhãn áp và hư hỏng mạch máu ở võng mạc do tiểu đường.

Denise Valenti, một chuyên gia về mắt tại Đại học Boston (Mỹ), cho biết, khi chụp đĩa thần kinh thị giác, thiết bị này tạo ra những hình ảnh hai chiều và ba chiều của mô trên bề mặt võng mạc. Nhờ đó các chuyên gia có thể xác định thông tin về hình dạng, độ dày của dây thần kinh thị giác. Thậm chí người ta có thể phát hiện các thay đổi cực nhỏ trong võng mạc.

Máy chụp cắt lớp võng mạc giúp bác sĩ theo dõi sự tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh với chi phí thấp. Trong khi kỹ thuật chụp cộng hưởng từ có chi phí khá cao và bệnh nhân phải nằm im trong vòng một giờ trở lên thì kỹ thuật chụp cắt lớp võng mạc có thể được tiến hành trong vài phút.

Helen cho rằng người ta có thể dùng máy chụp cắt lớp võng mạc để theo dõi mức độ hiệu quả của các liệu pháp điều trị bệnh thoái hóa thần kinh. “Những thuốc chữa bệnh thoái hóa thần có rất nhiều tác dụng phụ. Vì thế chúng ta cần biết những tác dụng không mong muốn càng sớm càng tốt”.

 (theo Newscientist)
Read more...
Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Khám phá về màu đỏ trong cuộc sống

0 nhận xét
Màu đỏ trong cuộc sống

Màu đỏ là biểu tượng của đam mê, tình yêu, giận dữ, lửa và máu. Trong văn hóa phương Đông, nó tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng. Màu đỏ xuất hiện khắp nơi trong thiên nhiên, từ những ngôi sao đang hấp hối cho tới những bông hoa nở bừng dưới ánh nắng bình minh.


mau do


Read more...
Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Hành tinh nóng như mặt trời mới

0 nhận xét
Các nhà khoa học mới phát hiện hành tinh nóng nhất mà con người từng biết đến. Nó có nhiệt độ lên tới 2.250 độ C, tương đương sức nóng ở bề mặt của mặt trời.


Hành tinh này, được gọi là WASP-12b, có kích thước bằng một nửa sao Mộc. Nó di chuyển quanh một ngôi sao với quỹ đạo bằng 1/40 khoảng cách giữa Trái đất và mặt trời. Chỉ mất một ngày để di chuyển quanh ngôi sao riêng, WASP-12b là hành tinh có thời gian di chuyển trên quỹ đạo ngắn nhất.

Hành tinh WASP-12b chỉ mất một ngày để quay quanh ngôi sao của nó.

Mặc dù có nhiệt độ khủng khiếp, song có lẽ thời gian nắm giữ kỷ lục của WASP-12b sẽ không dài vì cách đây không lâu, các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh có nhiệt độ 2.040 độ C.

Hai kính thiên văn - một ở quần đảo Canary của Tây Ban Nha và một ở Nam Phi - đã tìm ra WASP-12b. Chúng được thiết kế để tìm kiếm các dấu hiệu của những hành tinh đi ngang qua Trái đất.

Leslie Hebb, một nhà thiên văn học của Đại học St Andrews (Scotland) cho biết, việc tìm thấy WASP-12b rất quan trọng vì thông thường các hành tinh ngoài hệ mặt trời mất ít nhất 3 ngày để đi hết quỹ đạo.

"Tôi ngạc nhiên là thời gian đó có thể ngắn hơn 3 ngày", Leslie nói.

(theo Daily Mail)
Read more...
Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Chim hot càng hay khi trứng đẻ càng sớm

0 nhận xét
Chim nở ra từ những quả trứng đầu tiên trong một lứa luôn cất lên những giai điệu dài và phức tạp hơn lũ em

Ở phần lớn loài chim, con đực sử dụng tiếng hót để quyến rũ con cái. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tiếng hót của những con đực khỏe thường to và phức tạp. Ngoài ra, thời gian hót của chúng cũng lâu.



Masayo Soma, chuyên gia về ngôn ngữ sinh học tại Viện Khoa học Riken Brain ở Wako, Nhật Bản, và các cộng sự muốn tìm hiểu xem liệu thứ tự sinh ra của chim trong một lứa trứng có ảnh hưởng tới chất giọng của nó hay không.

"Tôi cho rằng thời điểm chào đời của một con chim trong một lứa ảnh hưởng tới khả năng ca hát của chúng, bởi những con nở trước luôn có nhiều thức ăn hơn, vì thế mà chúng ít khi phải chịu đựng trạng thái căng thẳng hơn lũ em", Masayo nói.

Để kiểm tra giả thiết, Masayo và các cộng sự thu thập nhiều tổ chim sẻ Bengale. Họ xếp tất cả những quả trứng đầu tiên ở mỗi tổ vào một nhóm và lặp lại việc đó với những quả trứng tiếp theo. Các nhà khoa học cho 9 cặp chim sẻ ấp 16 ổ trứng, mỗi ổ gồm 4 quả. Tất cả chim non được đánh số theo thứ tự nở trong tổ của chúng. Sau khi trứng nở hết, họ cho 9 con đực vào lồng để chúng hót cho lũ chim non nghe.

Khi những con chim non đến tuổi trưởng thành, nhóm nghiên cứu ghi âm tiếng hót của chúng. Kết qủa cho thấy thứ tự nở của trứng không tác động tới tiếng hót.

Tuy nhiên, thứ tự mà một quả trứng được đẻ ra lại ảnh hưởng rõ rệt tới độ phức tạp trong giai điệu của chim. Những con nở ra từ trứng đẻ sớm có xu hướng cất lên giai điệu phức tạp hơn so với các con khác.

Các nhà khoa học đưa ra nhiều giải thích khác nhau về hiện tượng này. Theo Masayo, hàm lượng androgen (chất kích thích tố tham gia vào quá trình phát triển của con đực) trong trứng càng lớn thì khả năng chim non hót hay càng cao. Hàm lượng kích thích tố trong trứng có thể giảm dần theo thứ tự sinh ra của chúng. Vì thế mà những quả trứng được đẻ ra sớm luôn có nhiều androgen hơn.

Masayo sẽ bổ sung androgen và nhiều chất khác vào trứng của chim sẻ để tìm hiểu xem liệu chúng có tác động tới chất lượng giọng của chim hay không.
Read more...

Biên giới của hệ mặt trời ở đâu

0 nhận xét
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ đưa một vệ tinh lên không gian để tìm hiểu rìa bao ngoài của hệ mặt trời.

Vệ tinh Interstellar Boundary Explorer (IBEX) sẽ được phóng từ đảo Kwajalein Atoll ở phía nam Thái Bình Dương vào ngày 10/10. Nó sẽ hoạt động trong 2 năm trên quỹ đạo Trái đất.

Gió mặt trời tạo thành một vùng bảo vệ có hình dạng bong bóng
Gió mặt trời, luồng hạt mang điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của mặt trời, tạo thành một khu vực bảo vệ khổng lồ có hình dạng giống như bong bóng xung quanh hệ mặt trời gọi là nhật quyển. Ở rìa của nhật quyển, gió mặt trời va chạm vào các đám mây khí bụi ở không gian bên ngoài tạo nên sóng nén.

IBEX được thiết kế để phát hiện các nguyên tử bị nung nóng bởi va chạm và văng ra khỏi rìa khối cầu.

"Rìa của nhật quyển giúp chúng ta tránh những tác động khủng khiếp từ vũ trụ. Cứ 6 tháng một lần, chúng tôi sẽ lập các bản đồ về sự di chuyển của các nguyên tử bị văng ra khỏi rìa nhật quyển. Từ đó chúng tôi có thể vẽ được hình dạng của nhật quyển và biết được các đặc tính của những đám mấy khí bụi bên ngoài", Nathan Schwadron, một chuyên gia cao cấp của NASA, cho biết.

(theo Newscientist)
Read more...

Tìm hiểu về đàn bầu việt nam

0 nhận xét
Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Đàn thân tre là đàn của những người hát xẩm. Thân đàn làm bằng một đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.

Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến, dùng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, thường làm bằng loại gỗ nhẹ, xốp như gỗ ngô đồng, gỗ vông.

Nhiều nghệ nhân tài năng đã dùng tiếng đàn bầu mô phổng giọng nói của cả ba miền Nam, miền Trung, miền Bắc và giọng nam, giọng nữ hoặc ngân nga như ngâm...

Đàn bầu phù hợp với những giai điệu trữ tình, êm dịu, tuy nhiên những nghệ nhân xẩm có thể sử dụng nó để diễn những bài hát vui như xẩm xoan hoặc những ca khúc mới, giàu chất tươi tắn và khỏe mạnh. Ca dao Việt Nam có câu "Đàn bầu ai gãy nấy nghe, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu" ý nói tiếng đàn dễ dàng thu hút được tình cảm người nghe.

Trước đây đàn bầu giữ nhiệm vụ độc tấu hoặc đệm hát, tham gia những ban nhạc cổ truyền cùng với đàn nguyệt, đàn tam, nhị hay tỳ bà... ngày nay một số cây được gắn thiết bị điện, tăng âm nên có thể độc tấu ngoài trời hoặc hòa tấu với dàn nhạc lớn, nhiều nhạc cụ.

Người ta thường chỉnh đàn bầu theo dây buông có âm tự nhiên, nhưng có khi chỉnh theo từng bài bản. Nếu bài nhạc cung đô thì chỉnh dây buông tự nhiên là đô. Ngoài ra còn vài cách lên dây khác.

Cách khảy đàn đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt. Người diễn cầm que bằng tay phải, đặt que trong lòng bàn tay phải, đặt que trong lòng bàn tay làm sao để que hơi chếch so với chiều ngang dây đàn. Khi vừa khảy que vào dây cùng lúc cạnh bàn tay cầm que phải chạm nhẹ vào dây đàn ở điểm nhất định nào đó trên dây rồi nhấc tay ra ngay. Tiếng đàn ngân lên là âm bội, những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những nơi trên dây đàn được que khảy vào gọi là điểm khảy. Do đàn bầu không có phím nên những điểm nút được coi là cung phím của đàn bầu.

Đàn bầu có âm vực rộng tới 3 quãng tám, âm sắc đẹp vì là âm bội. Tiếng đàn có khi buồn bã, thiết tha, có khi ngọt ngào tình tự, diễn tốt tình cảm của con người. Âm thanh phát ra trong vòng 2 quãng tám nghe khá rõ ràng dù là âm bội. Nếu sử dụng âm thực với sự tác động kéo căng hay giảm dây của vòi đàn, âm vực của đàn bầu có thể vượt trên 3 quãng tám.

Sử liệu

Sách Đường thư của Trung Quốc, Nam Man truyện chép: "Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào hình trường như nhựt tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hửu thủ dĩ trúc, phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhấn trúc can nhi thành điệu." Nghĩa là: "Lấy gỗ nhẹ mà làm, không trau chuốc chi, thùng đàn dài hình chữ nhật, đầu chót cắm cán tre, xâu nửa quả bầu khô, giăng dây không phiếm, tay phải lấy que trúc nảy lên tiếng, tay trái nấng cần tre mà thành điệu." Qua đó cho thấy rằng vào thế kỷ thứ 7 đàn bầu đã xuất hiện ở Việt Nam.

Mô tả đàn bầu

Đàn bầu là loại đàn hình hộp chữ nhật, một đầu to, một đầu nhỏ hơn một chút, thường dài khoảng 110 cm, bề ngang khoảng 12,5 cm, đầu nhỏ khoảng 9,5 cm, cao khoảng 10,5 cm. Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung. Mặt đàn hơi cong lên một chút, đáy đàn phẳng có một lỗ nhỏ để treo đàn, một hình chữ nhật ở giữa để cầm đàn và một khoảng trống để cột dây đàn. Thành đàn bằng gỗ cứng như cẩm lai, hoặc mun để cho chắc chắn và vò thể cẩn ốc được. Trên thành đàn phía tay mặt người khảy đàn có một miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn, qua ngựa đàn, sợi dây thép dầy khoảng 40 mm được luồn xuống và cột vào cái trục xuyên qua thành đàn gọi là cái trục lên dây đàn, trục này đẹp vì nó được dấu phía sau thành đàn, nhưng rất dễ tuột dây vì vậy ngày nay người ta dùng khóa sắt cho chắc hơn. Về phía tay trái người đàn, có một cần dây đan còn gọi là vòi đàn trên đó gắn nửa trái bầu khô hoặc tiện bằng gỗ, một đầu dây đàn cột vào cần khoảng giữa bầu đàn. Ngoài ra, để tăng âm lượng tiếng đàn, người ta lắp mobin điện vào dưới mặt đàn, đồng thời phải khoét một lỗ cắm dây zắc dẫn tín hiệu rung của dây vào bộ phận tăng âm. Chính vì xài điện nên dây đàn phải dùng dây bằng thép thay vì bằng inox.

Cách cột dây đàn

Cột dây đàn bầu tương đối khó nên chúng ta xem qua cách cột dây một chút.
Que khảy đàn: Đây là một bộphận quan trọng dể khảy đàn bầu, Que thường được vót bằng tre, bằn giang, bằng thân dừa, gỗ mềm mại hơn, người ta hay làm bông boặc tưa đầu nhọn một chút. Ngày xưa hay dùng que dài khoảng 10cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn chừng 4-4,5 cm.
Các tư thế diễn tấu: Thông thường nhất là đàn bầu đặt trên một cái bàn nhỏ (thường là hộp đàn có lắp 4 chân rời, trên mặt giá có 2 chỗ chặn để khi kéo dây, đàn khôn gbị di chuyển theo). Khi ngồi khoanh chân trên chiếu để đàn thì đầu gối chân mặt phải tì vào cạnh mặt đàn nhằm giữ cho cây đàn khỏi bị xê dịch. Cũng có thể đứng đàn, nhưng không đẹp và cây đàn không được vững bằng cách ngồi.
Cách cầm que đàn: Que đàn được đặt trên 2 đốt ngón tay trỏ và giữa của bàn tay mặt, còn đốt thứ nhất của ngón cái thì giữ que đàn, đầu nhỏ của que thường nhô ra khoảng 1,5 cm. Hai ngón còn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và giữa. Khi khảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng llúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội.
Cách xác định điểm trên đàn: Nếu gọi dây buông là nốt C thì nếu chia dây từ cần đàn đến ngựa đàn: 1/2 dây có nốt C1 cao hơn dây buông một quãng 8, 1/3 dây sẽ là nốt G1, 1/4 ta sẽ có nốt C2, 1/5 dây sẽ có E2, 1/6 dây sẽ có nốt G2, 1/7 dây sẽ là nốt Bb (nhưng nốt này ít được sử dụng), 1/8 sẽ có nốt C3

Tóm lại, sáu điểm trên đàn la C1 – G1 – C2 – E2 – G2 – C3 là 6 diểm thông dụng nhất. Ngoài ra ta có âm thực tức là khảy dây buông, thường khảy gần ngựa đàn chứ không khảy vào các điểm đã ghi.

Bây giờ, trên 7 âm thanh này, nếu vài kỹ thuật tay trái như căng dây hoặc chùng dây, ta sẽ tạo được rất nhiều âm thanh khác nữa.

Cách đặt tay trái trên cần đàn

Ngón rung: Khi khảy dây, các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn, âm thanh sẽ phát ra tự như làn sóng thì ta có ngón rung. Ngón rung rất quan trọng vì không những nó làm cho tiếng đàn mềm mại mà nó còn thể hiện phong cách của bản nhạc. Với các bài buồn, hoặc bài vui, ta phải rung theo những âm đã được qui định.
Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ nón trỏ. Theo nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm thì ngón vỗ thường diễn tả tình cảm đau khổ, uát ức, nghẹn ngào.
Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để cao độ trượt qua các âm và dừng lại ở âm qui định.
Ngón luyến: kéo thẳng cần lên hoặc xuống tới âm qui định
Ngón tạo tiếng chuông: Nón tạo âm bội trên âm bội có sẵn. v.v.

Đàn bầu trong đời sống âm nhạc dân tộc

Có thể nói chưa có nhạc khí dân tộc nào của nước ta được thay đổi, cải biến nhiều như đàn bầu. Xin mời chúng ta xem thử.

Cần đàn thay vì bằng tre thì nay bằng sừng trâu để cho mềm dễ kéo hơn.

Bầu đàn thay vì bằng vỏ bầu khô, người ta dùng sừng trâu, hoặc thông dụng nhất là tiện bằng gỗ để có thể cẩn ốc được.
Que đàn: Ngày xưa que đàn dài khoảng 10cm, nay có que ngắn khoảng 4cm. Que thường được chuốt bằng tre, giang, nay có thêm bằng gỗ, bằng dừa, hoặc bằng sừng trâu, nhưng sừng trâu dở nhất vì nó quá trơn. Theo nhạc sĩ Bùi Lẫm, thì vào thập kỷ 60, nghệ sĩ Mạnh Thắng là người sáng chế ra lối que gẩy ngắn, ông cũng là người đã cải tiến đưa phần khuếch đại âm thanh vào đàn bầu, và ông cũng là người đầu tiên đưa đàn bầu đi trình diễn quốc tế, mang giải thưởng cao quí cho Việt Nam.
Sau đó thì cũng với que gẩy ngắn này, nghệ sĩ ưu tú Đức Nhuận đã phát minh ra lối kỹ thuật vê trên 1 dây đánh bồi âm trên bồi âm.
Thân đàn: Ngày trước không dùng điện nên thân đàn to mặt đàn mỏng, khóa đàn bằng gỗ, ngày nay xử dụng mobine nên đàn thường nhỏ hơn, khóa đàn bằng sắt, gắn mobine trong đàn, khoét lỡ cắm dây zắc, và diểm táo bạo nhất mà không một nhạc khí nào dám làm, đó là cưa đôi đàn ra, xếp lại cho gọn, chừng nào đàn thì kéo thẳng ra.
Hộp đàn: Ngoài cái hộp thông thường dể đựng đàn, còn có loại hộp vừa để đựng đàn, vừa để làm cái bàn, rất tiện lợi và gọn gàng. Như chúng ta đã biết, đàn bầu luôn phải căng dây và chùng dây, vì vậy rất cần phải có 2 chỗ chặn 2 đầu cho đàn khỏi bị xê dịch.
Read more...
Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Nguồn gốc ý nghĩa của rằm trung thu

0 nhận xét
Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu

Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

Nguồn Gốc Tết Trung Thu 

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Ý Nghĩa Tết Trung Thu 

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.


 Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”

Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.


(theo dangianvietnam)
Read more...
 
Có thể bạn chưa biết những kiến thức cần khám phá Ì 2013 Liên hệ thông tin & NsTrung.